Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Tập thể dục thể thao như nào là đúng cách

Tập thể dục thể thao là để rèn luyện cho cơ thể khỏe mạnh nhưng nếu luyện tập không theo đúng chỉ dẫn của những người đi trước thì rất dễ dẫn đến chấn thương, thường là ở đầu gối, chân,thắt lưng, tay, vai… Nó còn có thể gây nên rất nhiều tác hại khác, nhiều khi còn gây ra các bệnh mãn tính như viêm khớp, thoái hoá khớp, đau thần kinh toạ, nứt.Mình khuyên các bạn là nên dùng các dụng cụ thể thao cho an toàn mà hiệu quả đạt là cao nhất.
Thông tin dư luận thì một người đàn ông 44 tuổi chết trong lúc luyện tập tại một trung tâm thể dục ở quận 5, TP HCM vào chiều 27/8 đã làm nhiều người lo lắng. Theo bác sĩ Lê Chiến, Viện Khoa học Thể dục Thể thao thành phố HCM cho biết, các bạn cần biết sức khỏe của mình để chọn cách thức tập luyện phù hợp,tốt nhất là nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để đươc tư vấn cho an toàn nhé các bạn.
Ở người cao tuổi mà có bệnh tim mạch thì rất dễ bị ngất, ngã hay đột quỵ nếu vận động liên tục.Người béo phì có trọng lượng cơ thể tăng cao, bộ xương không lớn thêm nên luôn chịu áp lực rất lớn từ cơ thể, khi vận động không đúng cách sẽ làm đau các khớp và chấn thương rất nguy hiểm.
Ở người bệnh loãng xương, rối loạn chuyển hóa mỡ,huyết áp cao, tăng cholesterol, tiểu đường: cũng nằm trong nhóm có nguy cơ bị chấn thương cao khi tập thể dục theo chương trình của người bình thường. Phụ nữ mang thai trong thời gian ba tháng đầu, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện một số động tác giúp cho thai phát triển tốt hơn. Sau khi sinh, không nên tập luyện ngay, phải đợi ít nhất là sau sáu tuần. Trường hợp sau sinh mổ, chúng ta cần nghỉ ngơi ít nhất 12 tuần trước khi muốn tập lại để lấy dáng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tập thể dục gây ra đột quỵ, ngất hay tử vong trong hoặc sau khi vận động, nguyên nhân gây ra phần lớn do bệnh lý. Tuy nhiên, ngay cả những người không có bệnh cũng có nguy cơ gặp các tai biến này. Ví dụ, không ăn sáng dẫn đến hạ đường huyết do quá đói, tập vào lúc trưa nắng gắt, tối hôm trước thức quá khuya, vui chơi nhiều làm người mỏi mệt, căng thẳng, stress, bị thương… Sức ép tâm lý phải gắng sức để đạt thành tích trong lúc tập luyện cũng dễ dẫn đến ngất xỉu, đột quỵ.
Để tập thể dục cho khoẻ và an toàn, trước khi tập, mình nhắc lại là nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc là người đã có kinh nghiệm tập rùi, làm sao để chọn bài tập phù hợp sức khoẻ và sở thích. Nếu tập với các thiết bị hỗ trợ tại phòng tập, cần hiểu rõ tính năng, hoạt động cũng như những cảnh báo an toàn của thiết bị. Tuyệt đối không luyện tập khi không biết rõ tác dụng cũng như cách sử dụng của các thiết bị hỗ trợ. Khởi động trước khi luyện tập từ năm đến mười phút. Phải tập thở ngay trước khi bắt đầu bài tập, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
Cách tập an toàn nhất là tăng dần cường độ hằng ngày theo yêu cầu cơ thể. Với người có bệnh khi bắt đầu tập, chỉ nên tập nhẹ nhàng trong vòng 10-15 phút, ba lần/tuần để tim mạch và cơ bắp thích ứng dần. Người bình thường chỉ cần tập một giờ là đủ. Thanh thiếu niên tập 1- 2 giờ. Nửa tiếng là thời gian lý tưởng cho mỗi ngày và phù hợp với những người bận rộn, 20 phút dành cho người trung niên, cao tuổi.
Khi tập không nên làm các hoạt động quá mạnh rùi dừng đột ngột,mà tập sao cho cường độ đều đặn thì tốt.Bạn có thể xen kẽ những động tác vui vào tránh cảm giác nhàm chán khi tập.
Sau khi tập luyện bạn không nên dùng bữa luôn mà hãy nghỉ ngơi chút hoặc có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho thư thái đã rùi hãy dùng bữa nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét